Bàn về Data-tracking, vụ scandal của Facebook và hơn thế nữa

Categories Đíp tí, Tech, Start-up

Đến hẹn lại lên, hôm nay là thứ sáu rồi nhỉ ^^. Thế mới thấy mỗi tuần cho ra hai post cũng không dễ dàng gì.??. Trước khi vào đề xin tự sự một tí. Trong khi di chuyển mọi người thường làm gì? Trước đây tớ hay nghe nhạc nhưng kể từ khi di chuyển nhiều bằng subway và chạy bộ (cũng tính là di chuyển nhỉ :))) tớ chuyển hẳn sang nghe Podcast, đơn giản là để tập trung vào một thứ, quên thế giới bên ngoài đi và thi thoảng tủm tỉm cười hay lẩm bẩm chửi như con dở. Có một Podcast mà tớ rất tâm đắc host bởi Ben Johnson and Clare Toeniskoetter từ Marketplace và Techinsider tên là Codebreaker, tuy là chương trình cũ (ss2 dừng ở 2016) tớ vẫn chèn link cho ai muốn nghe tham khảo.

Trong podcast kỳ cuối của ss1, có một chủ đề là: Is Data-tracking Evil? Nhân lúc vụ bê bối của Facebook hẵng còn chưa nguội hẳn, cùng bàn về vấn này nhé!

Tóm tắt vụ việc: vào tháng 3/2018, hãng phân tích Cambridge Analytica bị  phanh phui sử dụng trái phép Data thu thập được từ người dùng Facebook để dùng vào việc thao túng sự kiện bầu cử tổng thống Mỹ,  cụ thể hơn là ủng hộ Donald Trump trong chiến dịch của chú ý. Vậy tại sao tớ lại nói đây là vụ bê bối của Facebook trong khi trông có vẻ Zuckerberg là người bị hại?

Nói ngắn gọn thì vụ việc này xảy ra là do Facebook không thể kiểm soát được bảo mật thông tin cho người dùng?

 

Bằng chứng là chỉ từ việc thiết kế một Quiz app với 270K tham gia, một thanh niên là researcher tại Cambridge đã khai thác lỗ hổng API của Facebook và tìm tới được dữ liệu của tận 8.7M người dùng. 1Đơn giản chỉ là như thế thôi sao? Hay đúng ra là vì bảo mật thông tin khách hàng chưa bao giờ được coi trọng?  Thử nghe đoạn hội thoại dưới đây và tự có câu trả lời nhé!

Thực ra chuyện này thì không có gì mới, tất cả đều bắt nguồn từ Conflict of Interest – Mâu thuẫn lợi ích, Facebook hay bất cứ công ty nào cũng sẽ chỉ tập trung với mục tiêu lớn là đem lại doanh thu, là giữ cho giá cổ phiếu không giảm. Nhất là trong thời đại này, khi mà thông tin có giá trị rất lớn và đặc biệt hơn, khi trao đổi thông tin không xếp vào một dạng giao dịch bị đánh thuế, không cần ghi vào sổ sách kế toán2 thì cái giá của việc theo dõi, thu thập người dùng lại càng thấp hơn.

Ok, đấy là chuyện của thế giới, còn với người trần mắt thịt như chúng mình, đối với sự kiện này, theo tớ thì có ba loại phản ứng như sau:

  • Một là sẽ rối rít thay đổi thiết lập, tìm đủ cách để xem tài khoản mình có phải là một trong những tài khoản bị rò rỉ thông tin không, thậm chí, là rời bỏ Facebook và tìm nền tảng khác “an toàn” hơn (và để rồi lại quay lại sau vài ngày).
  • Loại thứ hai sẽ bình chân như vại. Hoặc là vì đang mải lướt Facebook sống ảo không quan tâm ba chuyện thế giới ai làm gì, hoặc là dù có để ý thì cũng mặc kệ vì không thể sống thiêu Facebook, mạng xã hội, Google, Amazon… nói chung là Internet. (Tớ thuộc loại này). Coi như điếc không sợ súng vậy.
  • Loại thứ ba, loại cuối cùng này là loại tớ sùng bái nhất. Không thèm dùng mạng xã hội nên đương nhiên không quan tâm.

Mà theo võ đoán của tớ, loại thứ hai trong số chúng mình sẽ chiếm đa số.

Hay vấn đề ở đây là là vì mỗi cá nhân trong chúng ta chưa có ý thức bảo vệ thông tin của mình?

Cũng như Facebook, cả ba loại trên đều sẽ hành động theo lợi ích của mình. Khi mà lợi ích cá nhân chưa bị ảnh hưởng, chưa phải chuyện của mình, thì vẫn còn rung đùi được mà.

Quay lại chủ đề của Podcast, Ben đưa ra một vài ví dụ mà tớ đã bắt đầu phải suy nghĩ.

Mở đầu Podcast là một câu chuyện rất thường thấy. Bạn gõ tìm kiếm một sản phẩm và woala, ngay đêm đấy Facebook bắt đầu gợi ý những quảng cáo về đúng sản phẩm đó. Ờ, cũng tiện mà,  nhiều khi những gợi ý còn biết rõ khẩu vị của tớ hơn chính tớ, tớ chẹp lưỡi, chỉ hơi khổ túi tiền thôi. Thế nhưng rồi tớ phải giật mình khi chả biết thông tin của tớ được ai khai thác, đã bị khai thác những gì và không biết một ngày nào đó có gặp chuyện như của Mike.

Câu chuyện của Mike

Mike có một cô con gái tên là Ashley qua đời trong một tai nạn năm 2013. Gần một năm sau, khi Mike về nhà sau một ngày làm việc thường lệ thì nhận được một bức thư gửi cho mình với tựa đề: “Gửi Mike – Người mất con gái trong một tai nạn ô tô.” Dưới bức thư là lời giới thiệu về một công ty tên là Office Max. Thông tin của Mike và con gái đã đi một vòng từ dòng note của anh từ công ty bán khung tranh ảnh, tới một bên trung gian Data, được mua bởi Office Max và cuối cùng là về trước cửa nhà bằng một cách không ngờ tới. Điều làm tớ đáng suy nghĩ hơn là, dòng note đầu tiên trong chuỗi mô giới thông tin này thậm chí được viết từ trước khi Ahsley mất.

Vậy thì, data tracking và data collecting đã đi bao xa? Trước giờ tớ chỉ nghĩ về việc Big Data có ích cho Ad-tech như thế nào mà chưa hề nghĩ về mặt ngược lại. Và, data tracking có xấu không? Tớ và tớ nghĩ rất nhiều researcher cũng không thể đưa ra câu trả lời được cho vấn đề này. Vì rằng như Hamlet nói:

There is nothing either good or bad, but thinking makes it so.

1.
The Facebook and Cambridge Analytica scandal, explained with a simple diagram. Vox. https://www.vox.com/policy-and-politics/2018/3/23/17151916/facebook-cambridge-analytica-trump-diagram. Published May 2, 2018. Accessed May 11, 2018.
2.
B. Laney D. Infonomics: How to Monetize, Manage, and Measure Information as an Asset for Competitive Advantage. Routledge; 2017.
5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments