Cuộc chiến Ride- sharing, ma mới lấy gì đấu với ma cũ?

Categories Đíp tí, Tech, Start-up

Chào 2018 với những dự tính còn dở dang, Blog của tớ trong 2019 sẽ cho ra mắt một column mới toanh tên là Điểm tin Tech trong tuần, nơi tớ sẽ tóm tắt qua các tin mà tớ thấy thú vị về Start-up trong ngành này.

————————————————————————————–

Cạnh tranh về giá có khả thi cho người mới?

Mở hàng cho năm nay chính là câu chuyện về cạnh tranh của các start-up đi sau trong việc giành thị phần, trong đó đang thu hút sức nóng là cuộc chiến giữa ma mới (Go-Viet hay là con trai của Gojek và Be) với ma già Grab. Bài toán quen thuộc đặt ra chính là: Okay, là người gia nhập sau, chơi chiêu gì để giành người dùng về tay?

Trong mảng Tech Start-up, khi mà các ứng dụng “ăn theo” cứ rưa rứa những ứng dụng đi trước, không chỉ về giao diện, flow mà thậm chí trong ngành ride sharing là location data (e hèm, không biết vụ Grab kiện Gojek thế nào rồi nhỉ), thực sự việc đưa ra được một Unique Selling Point (USP) là khá khó nhằn. Bởi lý do này, nhiều ma mới đã dùng một chiến lược khá dễ thực thi (nhưng khó để duy trì :))), đó chính là mua chuộc người dùng bằng trò chơi khuyến mại. (Subsidize by incentives)

Nếu bạn là một công ty nhỏ, hãy mua chuộc người dùng bằng hình thức khuyến mại. Điều này sẽ đem lại lợi thế về việc sử dụng đòn bẩy tài chính đối với công ty bạn. Khi những ông lớn trong ngành muốn cạnh tranh với mức khuyến mại ngang với công ty bạn, bọn họ sẽ phải chi ra rất nhiều tiền.

Một cựu nhân viên cấp cao của Uber SEA cho hay

Mua chuộc người dùng, đối với các Tech Start-up chỉ nên được dùng như một mồi nhử, kéo người dùng mới vào với platform hoặc tạo hành vi mới cho những người đã sử dụng.

Điều này được khá nhiều ma mới lẫn ma cũ triển khai thành công (như chương trình Refer a friend của Dropbox, hay là bằng việc cạnh tranh giá ship của Shopee – trang ecommerce lớn nhất tại SEA hiện tại ?, vượt Lazada rồi nhé).

Ví dụ như bạn có đủ data để biết rằng lái xe này chỉ đi khách vào buổi sáng, hãy mua chuộc thêm vài giờ đi khách của anh ta bằng cách tăng giá cước cho anh ta vào buổi tối.

Tech in Asia: https://www.techinasia.com/gojek-wields-powerful-weapon-grab-subsidies

Quá easy phải không, chúng ta có thể thấy giá của Gojek hay Go-Viet rẻ hơn Grab kha khá. Đợt rồi mình về Việt Nam thử dùng Go-Viet, thậm chí có code giảm giá 40k cho 10 lần đi xe không cần thêm điều kiện gì. Thế nhưng vấn đề là các ma cũ đã khá quen bài với chiến lược này, và nếu như ông Grab vẫn rung đùi, ngó lơ các bác Gojek, Go-Viet, thì liệu các ma mới này có đủ vốn để tiếp tục trợ cấp về giá cho người dùng thế này không.

Ngoài vấn đề giá ra, độ nhạy của xe cũng là một điều rất quan trọng. Mình đã thử dùng Go-Viet (vì nó rẻ, ok) và từng chờ mất 15-20 phút để bắt được 1 xe. Thời gian cũng là tiền bạc đối với một số người, và không phải ai cũng đủ bần để chờ xe như mình ?. Và khi những lần promo giảm dần, điều quan trọng là cả lái xe và người dùng có còn ở lại với những ma mới nữa không.

Tin cậy là yếu tố quan trọng thứ ba trong mảng start-up này.

BE, ứng dụng thuần Việt cũng sử dụng cách mua chuộc user mới bằng promo với 5 chuyến becar & 12 chuyến bebike. Trái với Gojek, BE đặt giá cao hẳn Grab nhưng đánh mạnh về việc coi trọng bên bên cung cấp dịch vụ đi khách bằng cách thông báo sẽ mua bảo hiểm tai nạn giao thông toàn diện 24/7 (chi phí y tế do tai nạn, trợ cấp thu nhập khi điều trị) cho toàn bộ các đối tác tài xế khi tham gia.

Nguồn: http://soha.vn/ung-dung-goi-xe-be-chinh-thuc-hoat-dong-cuoc-phi-cao-hon-grab-20181217135512885.htm

Tớ thì bất tài không đủ trình độ để dự đoán kết quả của cuộc chiến này, chỉ thấy đây là tín hiệu tốt vì cứ ngành nào có nhiều cạnh tranh là người dùng được lợi thôi hihi. Tiếp nối chương trình sẽ là điểm tin các diễn biến đáng khen của Start-up Việt.

  • Tima – ứng dụng cho vay ngang hàng (peer to peer) của Việt Nam đã bổ nhiệm John Donovan – co-founder của LendingClub vào BoDs và tiếp tục gọi vốn series C. (Serie B kết thúc với định giá 500 tỷ đồng)
  • Luxtay Start-up về Home sharing với network tầm 10,000 chỗ ở đã gọi được số vốn trị giá $3m từ một số nhà đầu tư bao gồm CyberAgent Ventures (CAV), Y1 Ventures

Ồ, bây giờ thế giới dịch chuyển về sharing economy thật rồi nhỉ ?, và startup bây giờ đang đem thế mạnh về localization đúng không ta. Nếu bạn đang chờ đợi một năm mới với nhiều tin thú vị, nhớ đón xem mục này của tớ nhé!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments