Attribution Model – mô hình “chia công”, bàn loạn theo lối bóng đá

Categories Đíp tí, Tech, Start-up

What is it in for you?: Bài viết này sẽ rất có ích dành cho các bạn Marketers khi làm việc với nhiều bên Publishers/Vendors. Hy vọng sẽ giúp các bạn có góc nhìn mới để đánh giá từng điểm rơi của từng channel trong một cái Omni approach, đặc biệt là các bạn marketers biết xem bóng đá ??.
Còn với các bạn khác thì đọc cho vui thôi hihi.

Attribution Model là gì? Dịch nôm na, đây là mô hình chia công giữa các kênh trong Marketing khi có một kết quả hiện hữu (đơn giản là 1 conversion/sale). Riêng tớ thì tớ nghĩ nên gọi là mô hình tranh công có khi đúng hơn :))) Vì sao?

Ví dụ như khách sạn của bạn đột nhiên tăng bookings trong tháng trước trong khi không phải là mùa cao điểm. Từng Agency mà bạn đang chạy performance sẽ vơ ngay công cho mình, ông marketer nhà trồng được cũng sẽ không ngoại lệ, luyên thuyên kể về việc hắn khổ sở branding trong vòng 1 năm trời như nào. Vấn đề muôn thủa sẽ là phần thưởng thì chỉ có hạn, biết chia cho ai mới công bằng. Và quan trọng hơn là budget quý tới nên dành cho ai phần nhiều để đạt hiệu quả tối đa?

Bài toán này cũng khá giống trong bóng đá, khi đội bóng có tới 11 con người ra sân, nhưng lúc ghi bàn thì chỉ có 1 người được nhận thưởng – người chạm bóng cuối cùng. Trong highlight hay gì, kể cả Văn Đức chuyền bóng có đẹp tới mấy, người được nhận nhà cũng chỉ có Anh Đức thôi ??.

Marketing hiện tại, ngay cả khi có rất nhiều công cụ để measure, việc chia công cho người chạm cuối cùng (Last touch Model) vẫn là cách giải phổ biến nhất cho bài toán đó. Đời mà, nhiều khi may hơn khôn, chỉ cần tự dưng xuất hiện đúng cuối cùng ngay trước khi user nhấn mua hàng, dù user này đã chắc chắn mua 100% cho dù có thấy ad hay không đi nữa thì cũng được tính revenue cho mình. Giống như anh nào đấy ăn rùa một cái hất mặt mà thành người hùng ở AFF năm 2008, bây giờ xuất bản cả tự truyện. ??

Chính vì lý do này, ở nhiều Brand, Marketing đồng nghĩa với Advertising, mà thậm chí là chỉ Performance focus (PPC và Remarkerting) thôi. Điều này không phải bàn rồi, là hoàn toàn sai lầm, vì để đến được mục tiêu cuối cùng là Conversion, thì cần phải có rất nhiều kênh hỗ trợ, cũng như để có bàn thắng thì phải qua ít nhất vài chạm. Tớ sẽ thử giải thích điều này qua sơ đồ của tuyển Việt Nam nhé.

Đội hình tuyển Việt Nam
Đội hình tuyển Marketing

Nhóm tiền đạo

phụ trách phần thấp nhất Sale funnel, ngoài nhiệm vụ chính là ghi bàn (conversion) thì những anh chàng này phải thêm cả xây dựng loyaty nữa

  • Branded PPC: Tiền đạo cắm – Keyword gắn liền với Brand. Như Anh Đức, thường 90% thời gian là anh này chờ feed từ dưới lên để ăn nhà thôi.
  • Email & Refer a friend: Tiền đạo hỗ trợ. Email thì nghiêng về xây dựng loyalty, còn refer thì xây dựng tribe và network. Cũng như Văn Quyết và Quang Hải mỗi người thuận 1 bên chân vậy, đá lạc sân nhau thì sẽ có vấn đề.

Nhóm tiền vệ phụ trách Mid/Low Funnel

Những anh dưới đây phạm vi hoạt động rộng, linh hoạt, và cũng ko ai quá bất ngờ khi 1 trong các anh ghi bàn.

  • Generic PPC: tiền vệ kiểu Hùng Dũng, khoẻ, miệt mài. Khả năng bao quát của anh đương nhiên ăn đứt Branded của Anh Đức, và phải đối phó với 4 5 thằng rưa rứa từ đối thủ.
  • Remarketing: tiền vệ kiểu Xuân Trường, nhiệm vụ là phải chuyền chính xác. Retarget mà không personalized thì cũng vứt.
  • Paid Social: Tiền vệ kiểu Huy Hùng, lên công về thủ nhịp nhàng. Lúc nào cần prospect thì phải prospect, khi nào cần retarget thì không cho nó thoát.

Nhóm hậu vệ – Branding

Là người hiểu biết, chúng tôi không kỳ vọng các anh hậu vệ ghi bàn, thế nên các Marketers cũng đừng đòi đặt target CPA cho Branding campaign nữa please ?‍♀️?‍♀️!!

  • Influencers: như Văn Hậu, đây là một kênh cần hình thức trẻ, đẹp mã, thi thoảng máu lên thì cũng ghi bàn. ?
  • PR: ý tớ ở đây là viết bài PR, nói chung là kênh khá có tuổi giống như Trọng Hoàng, nhưng mà chắc chắn không thể coi thường được.
  • Display & Video: 2 anh này phải bọc lót cho nhau tốt, và thường xuyên phải có mặt trước khung thành, giống như Marketers không thể bỏ qua Branding được, nhé!

Cuối cùng: Thủ môn

Cứ thử đá không có thủ môn xem? Đốt hết cả tỉ đô mà content như hạch thì cũng ăn cám a hi hi.

Đấy, nói chung là một đội bóng không thể chỉ có mỗi một người, thì Marketing cũng không thể chỉ có một kênh. Và nói đi nói lại, việc chỉ thưởng cho mỗi một người là không công bằng, vì vậy marketer, cũng như bác Park, phải có chiến lược thay đổi đội hình ra sao, phân bổ budget như thế nào cho tốt, chưa kể là ra vào dự bị. Quan trọng nhất, đừng có tin vào mấy báo cáo Last touch từ vài ba cái DSP (như công ty của tớ =))))).

Thế nhé, chúc các bạn một tuần mới vui!

Lấy cảm hứng từ: https://econsultancy.com/how-the-world-cup-can-surprisingly-help-us-understand-attribution/

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments