No Hard Feelings – Sách gối đầu giường cho những kẻ giàu cảm xúc nơi công sở
Categories Làm ở Singapore, Review này nọDành cho những ai vừa chân ướt chân ráo từ ghế nhà trường, khấp khởi đi làm với thật nhiều kỳ vọng, hay những kẻ mộng mơ, mong chờ công việc sẽ là một phần của cuộc sống của mình, đam mê và sẵn sàng cống hiến, hay thậm chí là một mình tới một thành phố mới để bắt đầu công việc.
No Hard Feelings – The Secret Power of Embracing Emotions at Work của Liz Fosslien và Mollie West Duffy đang là cuốn sách tớ tâm đắc nhất hiện tại. Tớ biết về No Hard Feelings qua một show mà tớ hay nghe: Safe for Work. (Xem thêm list podcast của tớ ở đây nhé.)
Lý do tìm tới cuốn sách này khá đơn giản: vì nhu cầu của bản thân. Nếu các bạn để ý, tớ đã bỏ bê blog được một thời gian khá dài (thậm chí còn có bạn vào hẳn FB tớ để đánh tiếng ?? ). Bây giờ thì các bạn biết đó, tớ trải qua một thời gian dài bị burnout ở chỗ làm, thất bại ở race gần nhất cộng thêm một số trục trặc tình cảm…và… well, không có tâm trạng để viết lách. (Châm ngôn của tớ khi viết luôn là Sharing, not Ranting). Hiện tại thì tớ đã giải quyết được kha khá chỗ tơ vò đó rồi nên lại comeback hê hê.
Đời đi làm không như là mơ?
Tớ tới Singapore chỉ với một mục đích: được ở trong ngành Ad-tech mà không nghĩ nhiều tới những điều đủ khác (relationship, bạn bè, gia đình…). Khi những háo hức về việc có một “dream job” trong ngành tớ yêu thích qua đi, một vài điều “lạ lẫm” dưới đây đã đưa tớ về thực tại ?
Bullshit Task hay là những nhiệm vụ không tên lặp đi lặp lại.
Những ai bắt đầu công việc mới chắc cũng sẽ gặp cảnh này. Trong trí tưởng tượng của tớ, “dream job” sẽ đầy rẫy những cơ hội, thử thách để chứng tỏ bản thân, để đóng góp cho xã hội (haha) thì sếp tớ cho tớ trở về mặt đất ngay từ tuần thứ 2. Trong suốt 3 tháng đầu tiên, một phần thời gian không nhỏ của tớ là phải ngồi làm những công việc không tên không mục đích không brief. Tới mức độ giao cho tớ xong sếp quên cmnl cho tới lúc tớ báo cáo (fine, tớ đã rất fine.) Điển hình như là tổng hợp tất cả mã hợp đồng của các teammate (soi có khoảng 1000 file pdf thôi ??) vào một file mà không ai ngó tới, hay là ngồi làm đẹp template dùng internal vân vân và mây mây.
Bất công, kha khá bất công
Chắc là vì tớ còn ngây thơ quá nên mới nghĩ sẽ có chuyện công bằng trong công việc nhỉ ;)). Nhưng mà gì thì gì, vẫn thật khó chịu khi người cống hiến nhiều, chuyên môn giỏi nhưng không biết nịnh bợ lại phải khúm núm trước bọn kissassers. Nói ra mới biết, nước nào cũng như nước lào, cũng có những chuyện chướng tai gai mắt và phần lớn đều dính dáng tới politics như vậy cả. Suck it up! Nhiều người khuyên tớ thế đó, ở vị trí của mày thì chỉ nên cúi đầu im lặng như không có gì xảy ra cả.
Nhưng mà không sống theo cảm xúc thì không phải là tớ
Tớ là một đứa có chỉ số cảm xúc rất mạnh, một Thiên Bình đúng nghĩa, không chịu được khi nhìn thấy bất công, kể cả sự bất công đó chả hề ảnh hưởng tới mình. Haha FML.
Có những ngày bước chân tới chỗ làm là thấy nặng nề vì môi trường khá ngạt thở. Có đôi lần tức tưởi trốn vào nhà vệ sinh để khóc vì cảm thấy không được tôn trọng (sau đó lại hùng hổ bước ra để bật sếp tiếp ? ?.) Có một thời gian tớ còn tính bỏ tất cả đề về Việt Nam, bỏ cả Ad-tech, lay low một chút cũng không sao, thoải mái là được. À mà thực ra là tớ đã báo với cả sếp từ 3 tháng trước (vâng, lại không biết suy nghĩ…), nếu mọi chuyện theo như kế hoạch đó thì giờ tớ đã chuẩn bị an vị ở HCM rồi ấy chứ. ? ?
Emotional Contengion – Cảm xúc là thứ có thể lây lan rất nhanh
Sau một thời gian, tớ nhận ra tớ không phải là người duy nhất có những suy nghĩ như vậy. Những bữa ăn với đồng nghiệp, tất cả mọi người đều bày tỏ quan điểm về những bất bình, những điều xấu xí xảy ra với team của họ. Nhưng việc có thêm những đồng minh này lại làm tình hình trở nên tệ hơn với tớ. Cảm xúc tiêu cực như một ngọn lửa, mỗi một cái thở dài như một túm lá khô, mỗi một lần than thở như một bó củi, và mỗi một ý nghĩ: “đi làm chỉ đơn giản là để kiếm tiền, không cần mục đích gì hơn” như một mồi xăng. Cảm giác như mình không thể có lối thoát trong đám lửa càng ngày càng lớn đó.
Burnout – và tớ bị cháy rụi trong vòng suốt mấy tháng trời
Burnout – là môt từ khá thông dụng đối với thế hệ chúng mình. Biểu hiện trạng thái chán ơi là chán mà mệt ơi là mệt.
3 dấu hiệu cơ bản của Burnout bao gồm:
– Kiệt quệ về mặt cảm xúc (Emotional Exhaustion)
– Không còn là chính mình, dễ gắt gỏng (Depersonalization)
– Thờ ơ, chán nản (Lethargy)
Triệu chứng của tớ:
- Mỗi lần từ chỗ làm về nhà là cảm thấy không còn 1 chút sức lực nào. Mặt tớ hiện rõ chữ Stress, khó ngủ, sụt mất 2 cân huhu ? Mở mồm ra là kêu chán ?
- Dễ khó chịu với mọi thứ xung quanh. Siêu siêu siêu gắt gỏng, đặc biệt là đối với những người thân ở cạnh tớ.
- Chỉ muốn nằm dài ra, ăn cũng chả buồn ăn hoặc là cày hết phim này tới show kia, thay vì chạy, đọc, hay viết lách. Và cái vòng luẩn quẩn đấy lại lặp lại khiến tớ chán ghét cả bản thân.
*Nhân tiện xin lỗi tất cả những người đã suốt ngày phải nghe tớ than thở, cáu gắt trong thời gian qua nhiều ạ :))
Khống chế hay đi theo cảm xúc? – Embracing Emotions at Work
Cái thời kỳ này, điêu tồi tệ nhất là tớ đã nghi ngờ vào bản thân rất nhiều, rằng mình không đủ giỏi không đủ cứng cáp, và tớ không dám tin vào cảm xúc của mình.
Sau tất cả những vật vã đó, thật may là tớ lại đâm đầu vào đọc. Và No hard feelings thực sự đã giúp tớ có một cái nhìn sáng suốt hơn, để không phải khống chế cảm xúc, mà là Embrace nó, kể cả là trong công việc.
Bớt quan tâm đi về công việc một chút
Woala, nói thì dễ lắm. Những đứa như chúng mình ở cái độ tuổi 25-30 ý mà, công việc là phần quan trọng nhất của cuộc đời cmnr còn gì… Muốn xây dựng portfolio cho đẹp thì phải hy sinh thôi? Chưa hẳn đâu nhé.
Tớ chơi thân với một bà chị, không thể rời điện thoại được nửa bước, thậm chí đi du lịch nước trong hay nước ngoài cũng ôm laptop để chờ khách feedback. Chửi mãi không nghe ?. Hi sinh cả quan hệ bạn bè, và đương nhiên cứ tiếp tục như này thì ế muôn đời muôn kiếp nhé!!! Bà ý đương nhiên cũng bị burnout không nhẹ, và chuyện bạn bè cũng rối như tơ vò (may mà có bọn em chơi với chị đó :)))). Chính vì bạn để công việc lên trên tất cả mọi thứ, bất kì một ảnh hưởng nào trong cái job đó cũng có thể thao túng trọn mọi cảm xúc hiện tại.
Không cần phải cầu kỳ cân đo đong đếm work-life balance, sức khoẻ, bao gồm cả sức khoẻ tinh thần là cái bạn cần quan tâm. Nếu cảm xúc không cân bằng, bạn sẽ bị stress, rồi sức khoẻ sẽ sụt giảm, kèm theo đó là năng suất và tính sáng tạo, một vòng luẩn quẩn của burnout. Những nguyên tắc mà tớ tuân thủ theo để đảm bảo sức khoẻ tinh thần trong công việc là:
- Không trả lời email hay điện thoại từ đồng nghiệp/sếp/khách hàng sau 10 giờ đêm, trừ khi tớ đồng ý trước hoặc trừ khi có người sắp chết. Không thể để người khác expect là sau khi giao việc vào 10 giờ hơn thì sáng hôm sau có tài liệu cho báo cáo của họ (meaning bạn sẽ méo được ngủ 1 tí nào). Cho chúng nó quen dần đi!
- Không email/gọi điện/nhắn tin liên quan tới công việc sau 10 giờ đêm trừ khi có sự đồng ý của đối phương. Nếu bạn muốn người khác tôn trọng giấc ngủ của bạn, hãy tôn trọng giấc ngủ của người khác.
- Đi du lịch, nghỉ dưỡng, thăm thú gia đình nếu cảm thấy bức bối quá (hoặc là về quê nuôi cá hoặc trồng thêm rau :))) để bồi dưỡng tâm hồn. ? . Nghiêm cấm check mail khách hàng và đồng nghiệp. Đừng lo, khách vẫn sẽ vẫn ở đó và công ty cũng ko phá sản lúc bạn đi nghỉ đâu. Không có mợ chợ vẫn đông vui. Còn nếu mà có rắc rối thì đồng nghĩa với việc Handover/vacation plan của bạn chưa đủ tốt rồi ?
- Ngưng lo lắng về những điều bạn không thể control được, vì có lo cũng chẳng để làm gì :))) Hãy làm phần của bạn thật tốt là được rồi.
Ý này của Liz and Mollie không hề có nghĩa là hãy coi nhẹ công việc, mà là phải biết set boundaries trong cuộc sống. Như tớ thì có phần extreme hơn một chút, cài password cho máy cá nhân và máy công ty khác nhau luôn. Công việc có thời gian cho công việc, còn cải thiện cuộc sống, sức khoẻ và tâm hồn có thời gian cũng cần thời gian riêng.
Tự tạo động lực khi đi làm
Tớ nghe rất nhiều người phàn nàn về việc đi làm rất chán, nhất là mấy bạn vừa ra trường. Okie, tớ biết không phải ai cũng thích mảng mình đang làm như tớ (thề tớ có thể ngồi nói về Ad-tech nonstop trong vòng 3 tiếng đồng hồ đó ? ?) nhưng ít nhất hãy nhìn nhận những mặt tích cực mà công việc có thể mang tới cho bạn nhé
- Tiền: Là một trong những yếu tố quan trọng nhất, nhưng không phải duy nhất. Mỗi lần muốn bỏ ngang là tớ lại nhìn vào tài khoản ngân hàng của mình và lại có động lực đi làm ngay hơ hơ.
- Kiến thức, kỹ năng: Nói thì hơi sến sẩm nhưng tớ thực sự xem office là một nơi rất tốt để học. Không chỉ học về những thứ chuyên môn trong ngành mà còn học cách giao tiếp, quản lý hay tìm hiểu được các tool hay ho mà đồng nghiệp tớ đang dùng. Job nào mà tớ học càng được nhiều tớ lại càng thấy thích.
- Bạn bè: Tình bạn công sở không phải là quá tệ đâu, thật đó. Tớ vẫn thấy may mắn khi những người đồng nghiệp cũ ở Việt Nam sau 3 năm chưa gặp mà vẫn support tớ cực kỳ nhiệt tình khi tớ hỏi về bất cứ vấn đề gì, kể cả là lobby cho job search của tớ. Còn ở Singapore, tình bạn công sở chiếm gần 50% mối quan hệ hiện tại của tớ, rất rất cần thiết khi bạn move tới một thành phố mới.
Loại bỏ những cảm xúc nhất thời
Emotion is part of the equation. Cảm xúc có thể ảnh hưởng tới quyết định của bạn trong rất nhiều trường hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết được cảm xúc nào là biến (relevant), cảm xúc nào là nhiễu (irrelevant).
Đối với những cảm xúc nhất thời như buồn, nóng giận, stress hay háo hức, tốt nhất là nên chờ cho nó trôi qua. Nguyên tắc vàng là nên bất đông khi bị kích động (okay, lesson learned…). Nhất là không viết email khi đang nóng ? ? bút sa gà chết đó
Nếu bạn đã thử tất cả mà vẫn chán?
Thì bỏ việc đi, tìm việc khác thôi! Nếu bạn đã cố gắng cải thiện tất cả những điểm trên mà vẫn không thấy thay đổi, 99,99% là cái job đó không hợp với bạn. Cuộc đời quá ngắn để làm việc mình không thích mà còn phải nhìn mặt những người mình không ưa 8 tiếng 1 ngày, 5 ngày 1 tuần. Amen.
Hãy nghĩ rằng đó chỉ là một quá táo thối trong cả vườn táo thơm lừng, không có job này thì ta tìm job khác. Tớ nghĩ nếu bạn đã đọc tới đây thì chứng tỏ bạn đủ quan tâm tới sự nghiệp của bạn và bạn xứng đáng một cái gì đó tốt hơn.
Trước khi bỏ việc thì nên nhớ:
Đừng bỏ việc khi chưa có một việc khác. It’s always easier to find a job when you have a job.
Liz & Rico from Safe for Work
Và đừng tìm tớ để đòi gánh trách nhiệm nha vì tớ không liên quan gì đâu nhé.
Btw là nếu các bạn muốn biết thì yah, tớ cũng chuẩn bị nhảy việc rồi đó ạ, và không có gì bất ngờ, vẫn là Ad-tech hihi. Mong là cuộc đời sang trang mới tươi đẹp hơn để tớ có thể update Blog thường xuyên hơn.
Bai, hi vọng mọi người thấy cuốn sách này hay và bổ ích! Kệ đời, hẵng cứ mơ về công việc dành cho bạn nhé!
Đây cũng là những cảm xúc em đã trải qua đối với công việc hiện tại và cũng đang có ý định đổi việc.
Đọc những bài viết của chị giúp em hiểu và thông cảm với bản thân hơn. ❤️❤️❤️
Chúc chị năm mới suôn sẻ may mắn nha!