Your money or your life – Hành trình xoá mù về Personal Finance của tớ

Categories Làm người lớn :/, Review này nọ

Hey Hey mọi người,

Tớ lại trở lại đây!!! ???

Lần này tớ sẽ review cuốn: Your Money or Your Life của Viki Robin – best seller trong hạng mục Personal Finance từ năm đầu xuất bản(1992) tới nay ( tớ đọc tái bản năm 2018). Đây là cuốn sách đầu tiên và chắc chắn không phải là duy nhất về quản lý tài chính cá nhân của tớ. Và thay vì chỉ review sách không thôi thì tớ muốn tâm sự nhiều hơn :p

Tớ đến với Your Money or Your Life trong một buổi dạo chơi ở nhà sách Coop của Harvard. Vâng, tớ vừa đi Mĩ tháng trước, một chuyến du lịch thực sự là poorly planned, tranh thủ lúc tớ vừa mới nghỉ job đầu tiên ở Singapore và còn bị chậm lương nứa ?.

Fact: tớ là một đứa rất kém trong khoản quản lý tiền nong. Rất rất kém. Có 2 lý do mà tớ nghĩ nhiều bạn cũng có thể relate tới:

  • Lý do thứ nhất là ỷ lại vào gia đình.
    Tớ sinh ra và lớn lên ở một vùng ven thị trấn ở miền Trung Việt Nam, trong một gia đình rất bình thường, mẹ làm công chức nhà nước còn bố tớ thì là bộ đội thời chiến về phục viên, phụ trách hậu cần cho cả nhà (Stay at Home Dad). Thế nhưng từ bé cho tới lớn, tớ chưa bao giờ phải cảm thấy áp lực về tiền bạc vì bố mẹ đều dành tất cả những thứ tốt nhất cho mấy anh em tớ. Còn nhớ lúc sắp tốt nghiệp Đại học, tớ muốn đi ra nước ngoài, bố tớ còn thủ thỉ bảo là: “Nếu con cần, bố mẹ có thể bán cái nhà này để hỗ trợ con ăn học”… Thế là tớ cong đít lên đi tìm học bổng cho bằng được =)))

    Tớ chưa bao giờ cảm thấy mình nên tự hào về điều này, vì cho tới giờ, khi 2 anh em tớ đã gọi là tàm tạm rồi thì bố mẹ tớ vẫn giữ thói quen rất tiết kiệm, không chi tiêu cho mình, cái gì tốt nhất cũng chỉ để dành cho con cái. Và dù không muốn, nhưng chính vì việc luôn có một chỗ dựa (safety net) về tài chính đã làm tớ coi nhẹ trách nhiệm quản lý chi tiêu cá nhân. 

  • Lý do thứ hai là thiếu kiến thức về Personal Financial 
    Không chỉ ở Việt Nam mà kể cả những nước phát triển, rất ít nội dung giáo dục đề cập tới tài chính cá nhân. Cho tới tháng trước, tớ vẫn coi việc đóng bảo hiểm xã hội/thất nghiệp ở Việt Nam là một khoản phí phạm; hay là việc lãi mẹ đẻ lãi con (compound interest rate) chả đáng bao nhiêu; chưa đề cập tới những khái niệm đầu tư như Bonds, Stocks, Dividend hay Yield.

    Một phần nữa là vì tiền bạc, trong văn hoá cả Đông lẫn Tây đều là một chủ đề mang tính “tế nhị”. Chúng ta không cần phải che dấu về những thứ như: hôm nay ăn gì, đi đâu, với ai, đang date người nào, thậm chí có thể là về màu/size em chíp mình đang mặc hay kể cả chuyện có “thoả mãn” hay không với partner hiện tại hay không. Nhưng hễ động tới tiền bạc, nó tự nhiên trở nên khó nói, nhỉ?

Quay lại câu chuyện ở Cambridge, vậy là trong buổi sáng đẹp trời đó, tớ đã quyết định nghiêm túc hơn về chiến dịch xoá mù tài chính cho bản thân. (Nếu các bạn đọc list postcard của tớ thì có để ý tớ đang nghe show How to Money của Joel & Matt như là một bước đệm trong chiến dịch này). Và Your Money or Your Life là khoá vỡ lòng đối với tớ vậy.

Yasss, hy vọng là cái gì không giải quyết được bằng việc đọc sách thì sẽ được xử lý bằng việc đọc rất nhiều sách ??

Disclaimer: Your Money or Your Life (YMYL) không phải là 1 cuốn self-help dạy về làm giàu. Đây là điểm tớ thích nhất luôn. (Vì tớ tin rằng tớ sẽ không bao giờ giàu cả =)))

….OK, nếu không phải là giàu, thì học được cái gì từ mớ chữ này? Đó là làm sao có một mối quan hệ healthy và balance với tiền!

4 mức độ trong mối Quan Hệ với tiền bạc

Financial Intelligence aka Quan Hệ Thông Minh

1. Đánh giá khả năng kiếm tiền và Net worth (giá trị nghĩa đen luôn :))) của bạn 

Khả năng kiếm tiền thì tính dễ rồi nè: cộng tất tần tật thu nhập mà bạn có thể nhớ được, từ hồi đi làm thêm ở Đại học tới thời điểm Full-time hiện tại. Tớ cũng hơi bất ngờ về số tiền mình đã kiếm được luôn, mà chả hiểu bay đi đâu hết (e hèm).

Net Worth: cộng tất tần tật tài sản của bạn (nhớ là quy về giá trị hiện tại chứ không phải số tiền in trên tag mới toanhh đâu nhé). Ý tớ là tất tần tật đó, từ tiền mặt, tiết kiệm, vàng bạc, kể cả nồi niêu xoong chảo, sách giấy vụn tính hết. Trong quá trình này, tớ phát hiện ra mình có 11 đôi giày, có đôi chưa dùng tới, vậy mà mỗi lần ra khỏi cửa vẫn thấy không có giày để đi ?. Ngoài ra cả nhà cả cửa cũng chỉ có 1 con xe đạp, 1 cái điện thoại cùi bắp, 1 mớ quần áo bán chả ai mua…

Xong bước này thì đơn giản rồi: lấy số tiền bạn đã kiếm trừ đi Net Worth của bạn là ra số tiền bạn đã tiêu ??? Khi đầu bạn đã nảy số, đừng cố nhớ là mình đã tiêu vào cái gì, vô dụng thôi.?

2. Kiểm kê đồng ra đồng vào hàng ngày.

Again? Một tip cũ rích trong mấy quyển sách self-help mà bạn cùng lắm chi theo được vài tuần rồi bỏ  (I’ve been there).

Việc theo dõi chi tiêu theo từng mục thật cụ thể thì bạn có thể phát hiện ra những pattern (xin lỗi tớ không nghĩ ra được từ tiếng Việt cùng nghĩa…) trong thói quen của mình. Như tớ chẳng hạn, rất rất ít khi nói từ chối với người khác. Ví như khi đi làm tóc mà thợ bảo à tóc em xơ rồi, nên dùng cái này cái kia là tớ gật đầu ngay (đi mie vài trăm đô :))) hay là bạn bè rủ đi Club mặc dù mình không thích vẫn ừ (lại đi tiếp vài trăm đô…). Nhiều lần như thế tính cộng vào là cũng cay đấy ạ ?

3. Nắm được mức Lương Theo Giờ của bạn

Không đơn giản là lấy lương tháng/số ngày đi làm/8 tiếng đâu nha! Bạn còn phải tính vào cả thời gian từ nhà tới công ty, quần áo mặc đi làm, tiền ăn trưa với đồng nghiệp, tiền giải trí xả xì trét… tất tần tật những khoản mà nếu không đi làm thì bạn sẽ không tốn 1 xu/phút nào. Bạn có thể sẽ giật mình vì thực ra Lương Theo Giờ của bạn không cao như bạn tưởng đâu… Lại một lần nữa thấy bản thân rẻ rúng :)) 

4. Đổi các khoản chi tiêu ra thành số giờ bạn có trong quãng đời còn lại =))

YMYL tiếp cận bằng tư duy như tựa đề sách: tiền hay thời gian sống của mày? Mỗi một khoản chi, hãy đổi ra bằng lượng thời gian bạn đã làm việc để đạt được số tiền đó. Thay vì nghĩ là à đôi giày mới có giá XX, thì convert nó thành: à tao nai lưng ra làm 8 tiếng để có đôi giày (xấu vl không hiểu tại sao lại mua) này.

Financial Integrity aka Quan Hệ Heathy, không sứt mẻ

1. Xác định giá trị /quan niệm sống mà bạn theo đuổi để rút ra quan hệ như nào là đủ ?

2. Đánh giá các khoản chi tiêu, so sánh với giá trị/quan niệm sống của bạn

Khoản nào làm bạn thấy hạnh phúc hơn (đáng), khoản nào bạn không cần chi, hoặc là cảm thấy tội lỗi khi dùng đến (ko đáng). Chắc chắn là tớ không muốn dành cả 1 vài ngày trời làm việc để vào Club đứng như 1 con ngẫn anti-social giữa một dàn extroverts nhảy múa tưng bừng rồi!!!

3. Lặp lại việc tự hỏi: có đáng không, đã đủ chưa

Đừng quên mỗi quyết định mua sắm của bạn sẽ có ảnh hưởng tới không chỉ bản thân bạn, mà gia đình và cả hệ sinh thái nữa nhé. Tài nguyên trên trái đất, cũng như túi tiền của bạn, đều có hạn, WWF có một chỉ số gọi là  Earth Overshoot Day (ngày chúng ta dùng hết budget của Trái Đất), trong năm 2019 là 22/7, tức là mới quá nửa năm… Mua những gì cần và ăn những gì đủ (nói không với bỏ thừa thức ăn!!!), đừng để mới qua giữa tháng mà lương đã sạch veo nhé. 

.

Financial Independence aka Quan Hệ Độc Lập

1. Hiểu thế nào là Financial Independence, Early Retire (Tự chủ tài chính, nghỉ hưu sớm) – một trong số những buzzword bạn nghe nhiều nhất từ mấy cuốn self-help mà nhiều người nhầm lẫn. Tự chủ tài chính, nghỉ hưu sớm không phải là cố gắng kiếm tiền thật nhanh lúc còn trẻ, nghỉ hưu tầm 4x, rồi mang số tiền tiết kiệm/đầu tư được đi khắp thế giới, chill, không cần phải làm gì nữa trừ khi bạn giàu! Đối với YMYL và tớ, Financial Independence nghĩa là bạn có mối quan hệ độc lập với tiền bạc, có thể chọn làm việc mình thích mà không có áp lực bị sa thải hay phải lên chức, bật sếp thoải cmn mái. (Như tớ với ước mơ 45 tuổi nghỉ việc văn phòng để mở B&B chẳng hạn hihi).

2. Để tới cảnh giới này, cần nắm một số nguyên tắc cơ bản:

  • Gì thì gì phải có một cái Emergency Fund: quỹ dự phòng khẩn cấp, ideal là 6 tháng chi phí sinh hoạt tối thiểu. Cái này dành cho những lúc bạn đau ốm, bỗng dưng bị đuổi việc hay đùng 1 phát hứng lên đi Mĩ chơi ?
  • Tiết kiệm thôi là chưa đủ, mà cần phải đầu tư để đem lại nguồn thu thụ động đủ để trang trải cuộc sống để bước vào mối quan hệ độc lập này. Điểm đó gọi là Cross-over point, đạt được bằng nhiều phương thức (BĐS, Bonds, Stocks). Nói sang mồm thế thôi chứ tớ cũng chưa có nhiều kiến thức về mảng này. Nhưng bắt đầu muộn còn hơn không hí hí :3
Financial Interdependence aka Quan Hệ Có Đi Có Lại

Chương này nói về Cho và Nhận, nên tự đọc và cảm nhận nhé :).

Một số điểm trừ: mặc dù tái bản năm 2018 nhưng Vicki (tác giả) là người sống tầm 50 năm trước tụi mình nên có nhiều số liệu/tactic khá lỗi thời. Ví dụ như chủ yếu đầu tư vào Treasury Bonds, không biết bitcoin hay sử dụng credit card nè =))

Tóm cái váy, YMYL là một khởi đầu khá tốt cho những người mù về Personal Financial như tớ, tuy nhiên để bắt tay vào việc đầu tư thì không có quá nhiều giá trị. Mọi người có cuốn gì hay về đầu tư hem gợi ý cho tớ nhé!! Hãy nói về tiền bạc như 2 người lớn nào =))

 

Update: mới đấy mà cũng 2 năm kể từ ngày tớ vớ được cuốn này rồi. Từ bấy đến giờ thì net worth của tớ đã cải thiện cực kỳ nhiều và tớ cũng thông minh trong cách chi tiêu hơn lắm lắm. Đọc thêm những bài viết về personal finance của tớ nghen:

4.7 3 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

3 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Thuanyen
Thuanyen
3 years ago

chị ơi bổ ích quá em cũng đang trên đà tìm kiếm cái gọi là Financial Independence. Mong chị review nhiều sách kiểu như này nha. Love from Hanoi.

Phạm Thước
Phạm Thước
2 years ago

Bạn biết quyển sách này tiếng việt không? Mình đang tìm mà toàn tiếng anh. Ngại quá mình lại không biết tiếng anh.