Wework – thêm một tượng đài siêu kỳ lân sụp đổ?

Categories Đíp tí, Tech, Start-up

Chỉ có mấy chục ngày thôi mà đã có quá nhiều biến động xoay quay vụ IPO dự kiến của con kỳ lân to gần nhất lịch sử (nhưng hoá ra lại là kỳ lânnhựa ?). Tớ có bài tóm tắt diễn biến cho mọi người dễ theo dõi nhé.

Wework (hay The We Company) là cái gì?

Mảng kinh doanh lớn nhất của Wework là cho thuê Co-working Space. Với ý tưởng là kết nối cầu – của những start-up/free-lancers với cung của các office building có chỗ trống. USP được nhấn mạnh từ trước tới nay của Wework là: “We”, một công ty về cộng đồng (community) chứ không chỉ đơn thuần là một bên cho thuê bất động sản. *Bình loạn: tớ thì chẳng thấy cái này  nó unique ở điểm nào lol.

Business Model

Dù có positioning mình là một Tech start-up với việc sử dụng data để tối ưu hoá địa điểm của mỗi office hay là Machine Learning để thiết kế layout tận dụng không gian một cách hiệu quả nhất thì mô hình kinh doanh cốt lõi của Wework vẫn chỉ là cho thuê bất động sản. Gói gọn đơn giản như sau:

Ký hợp đồng dài hạn (trong vòng 10-15 năm) để có giá rẻ, Tân trang nhanh, gọn, lẹ (trung bình 9 tháng) và Cho thuê lại lại với giá ngất ngưởng. 

“Adam always says, ‘No schmucks and no assh*les,’ but the definition of a schmuck is someone who rents a property at .5x and then turns around and rents it at 1.5x.”

Đương nhiên đi cùng với cái tên Wework là sự sang, xịn, mịn, ngầu đặc trưng cho các Start-up hay các công ty công nghệ. Những đãi ngộ như là: free beer on tap, free breakfast các sáng thứ 2 (ôi tớ nhớ bagel sáng thứ 2 và cả nhà vệ sinh sáng loáng của Wework vl =)))), happy hour hay support tận răng của các bạn Community Managers, cộng với ti tỉ event cho Wework members nữa.  Không thể phủ nhận rằng, những tiện ích đi kèm này rất có lợi cho việc branding của Wework, nhưng cũng là một trong những lý do cản trở việc sinh lời của mô hình kinh doanh này.

Các business khác:

Wework Labs: một dạng vườn ươm khởi nghiệp (start-up incubator), thành lập năm 2011 với mục đích kết nối những ý tưởng start-up trong cộng đồng Wework. Tớ thấy đây là business có tính khả quan và đồng nhất với vision của Wework nhất. Còn lại các mảng kinh doanh khác thì toàn là Passion Projects khó có khả năng scale và thu hồi vốn (chứ chưa nói tới lãi).

Welive (2016): nhà ở cho Wework members (chỉ có ở Mĩ)

Rise by We (2017): dịch vụ Gym & Spa (cái này cũng chỉ có ở Mĩ))

WeGrow (2018): trường mẫu giáo + tiểu học (tới lớp 4) với ý tưởng đưa văn hoá khởi nghiệp cho các cháu đọc viết còn chưa sõi ?? (same, chỉ có ở Mĩ)

Thời kỳ tăng tưởng khó tin

Thành lập chưa đầy 10 năm, Wework đã có những con số tăng trưởng chóng mặt nhất mà giới start-up có thể tưởng tượng.

Từ chỉ 2 office ở NewYork năm 2010, chỉ trong chưa đầy 10 năm, Wework đã có mặt trên hầu khắp các châu Lục (trừ châu Phi) với hơn 500 locations nửa triệu members. Chỉ số tăng trưởng doanh số trung bình hàng năm đạt mức 86%.

*Lại bình loạn: Chỉ cần ngồi ở Sing trong khu CBD nhìn thôi đã thấy Wework phát triển quá kinh khủng, mới hơn 1 năm mà mở 11 cái office ?.

Đi đôi với việc mở rộng toàn cầu và nhảy vọt về số lượng khách hàng thì Wework cũng chốt được những khoản đầu tư khổng lồ (tổng ước tính lên tới 12.8 tỷ đô), trong đó phải kể đến 5.2 tỷ đô từ Softbank. Và sau Uber hay Lift thì Wework là cái tên được săn đón nhất trong giới Wallstreet (một thời…)

40 ngày biến động nhất của chú siêu kỳ lân

Thế nhưng thay vì trở thành vụ IPO được chờ đợi nhất 2019 thì Wework lại trở thành nỗi thất vọng lớn nhất kể từ khi tập hồ sơ dài 359 trang (trong đó 30 trang có nội dung là tại sao tao lỗ sml nhưng mày vẫn nên đầu tư cho tao) đến tay các nhà phân tích trong ngành.

Từ 14/8 tới 24/9, một chuỗi các sự kiện diễn ra, định giá của Wework giảm từ 47 tỷ đô xuống 20 tỷ đô và tầm xấp xỉ 10 tỷ đô, bất đồng giữa các nhà đầu tư cũng như cổ đông đẩy Adam ra khỏi ghế CEO. Cảm giác như chỉ cần đọc tin chậm 1 ngày thì sẽ bỏ qua bao nhiêu biến ý ?.

Lý do nào cho nỗi thất vọng mang tên Wework?

Tóm gọn thì có 2 lý do chính như sau:

1. Một công ty cho thuê Co-working Space đội lốt Start-up công nghệ

Wework, để giải thích cho việc đội giá trước IPO của mình, đã lặp đi lặp lại chính xác 110 lần chữ “Technology”trong hồ sơ S1 của mình. 

Thế nhưng Wework ngoài việc có 1 community platform (để update tình hình member, book phòng họp) và đôi ba cái ứng dụng của data tớ có đề cập phía trên thì chả có đặc điểm nào chung với các đại gia công nghệ như Google, Facebook, Uber… cả.

Lợi nhuận biên thấp

Để duy trì được mô hình kinh doanh của mình, có 2 khoản Wework phải đổ rất nhiều vốn vào mà các “anh em” công nghệ không cần phải chi, đó là:

  • Tiền thuê mặt bằng: trong khi nguồn thu trong vòng 15 tháng tới của Wework là 4 tỷ đô thì tiền thuê mặt bằng trong vòng 15 năm tới của đồng chí này là 47 tỷ đô (chia trung bình 15 tháng cũng hết sương sương có 3 tỷ 9), chưa kể là hợp đồng dài hạn có thể kéo theo rủi ro nếu thị trường BĐS đi xuống trong tương lai.
  • Tiền đầu tư vào tài sản cố định khác: Để duy trì sự sang, mịn, xịn, turnover của những trang thiết bị trong các Wework locations là cao và đương nhiên sẽ ăn vào lợi nhuận biên của công ty.

Tính hết năm 2018, doanh số của Wework là 1.8 tỷ đô thì lỗ mất 1.9 tỷ đô. Vị chi là cứ 1 đồng thu vào thì 2 đồng ra đi. Wework có thể biện minh với việc mình đang trong giai đoạn đốt tiền để chiếm lĩnh thị trường hay hàng trăm lý do khác nhưng chỉ cần nhìn vào chart dưới đây thì rõ ràng là mô hình kinh doanh này không đem lại nhiều lợi nhuận (hay là any lợi nhuận nào =))). Trong khi đối với những Tech Start-up/Giant thì lợi nhuận biên trước thuế có khi lên tới tận 80-85% (Facebook).

Image result for wework revenue per member vs competitors

Không có lợi thế đòn bẩy từ hệ sinh thái We

Trái với các công ty công nghệ, việc phát triển mô hình kinh doanh chéo (cross-sale) như là để chuyển từ Grab sang Grab pay hay Grab Food thì không mất quá nhiều chi phí thì từ Wework sang Welive hay WeGrow đòi hỏi mức đầu tư tương tự hay thậm chí là còn nhiều hơn gấp mấy lần ??. 

Không có định hướng khai thác Data

Với thời đại mà Data là vàng là bạc (chứng minh bởi hầu như tất cả các ông lớn công nghệ) thì Wework có vẻ đang ở trên mỏ dầu thô mà không thể khai thác được vì rủi ro vi phạm quyền riêng tư cao. (Bị target bởi Ad của Facebook và Google có thể creepy nhưng không thể creepy bằng việc Community Manager của bạn biết rõ lịch đi vệ sinh của bạn chuẩn đến từng phút =)))

Tóm cái váy lại, ngoài việc là có vẻ hipster, ngầu này nọ thì Wework chả có cmg là giống các ông lớn trong ngành công nghệ cả, và Wall Street hoàn toàn có lý do để nghi ngờ việc định giá của bạn ý. Dưới đây là định giá của IWG, cũng ở trong ngành cho thuê co-working space cho Adam Neumann và người kế vị tham khảo:

 

2. Một trong những công ty với nhiều phốt từ CEO nhất

Mặc dù tớ rất thích các anh người Do Thái :”> và phải nói là Adam Neumann cũng khá là giỏi đi nhưng mà đúng là không thể đỡ được các phốt của anh này, kể đến gồm có:

  • Hất cùn ở ngay office, party hard boi 
  • Đốt tiền theo gần như nghĩa đen: mua nhà và BĐS phải đến 80 triệu đô, vui vui thì vung tay vài chục triệu đô để đầu tư vào các start-up lướt sóng này nọ
  • Trước khi công ty nộp hồ sơ để IPO thì ảnh bán rồi gán nợ cổ phần của mình để lấy 700 triệu đô  
  • Đăng ký trademark cho chữ We trong Wework và license lại cho công ty với giá 5.9 triệu đô (dù sau đó đã trả lại)

Đến ngay cả trước ông Son của Softbank, gã khổng lồ tưởng chừng sẽ là rào chắn an toàn cho Wework anh cũng không hề thèm nhún nhường, một mình một ý quyết tâm IPO. (Thì cũng đơn giản thôi không IPO lấy tiền đâu trả nợ năm sau =)))

Vậy là thực tế đã chứng minh công thức cho thảm hoạ Start-up là: Đốt tiền để tăng trưởng bằng mọi giá + CEO lắm tài nhiều tật (Theranos, Uber và bây giờ là Wework). Quá sớm để khẳng định rằng sau khi cho Adam ra khỏi ghế CEO thì người kế vị có thể vực dậy công ty không (theo tớ là không vì vị thế Wework từ đầu đã bị thổi lên quá cao), chỉ hy vọng rằng Wework hay The We Company có thể xác định được hướng đi tốt hơn cho mình, thay vì theo đuổi tăng trưởng 1 cách điên đảo để chiếm thị phần thì đầu tư vào cắt giảm chi phí, tăng added value để tương lai hoà vốn không quá xa vời.

https://www.businessinsider.sg/weworks-nightmare-ipo/?r=US&IR=T

WeWork’s $47 Billion Dream: The Lavishly Funded Startup That Could Disrupt Commercial Real Estate

25 WeWork Statistics and Facts (2020) | By the Numbers

https://en.wikipedia.org/wiki/WeWork#cite_note-1

https://www.investopedia.com/why-wework-burning-cash-fast-faces-looming-financial-crisis-4771512

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments