[Update 2021]: Tài chính cá nhân hàng năm + Bonus Sổ tay quản lý tài chính Template
Categories Làm người lớn :/, Tiền nong
Cảm ơn mọi người đã ủng hộ bài comeback của tớ nhé!
Như đã hứa thì hôm nay tớ sẽ bóc tách ra bài viết cập nhật về mảng tài chính cá nhân của tớ trong năm vừa rồi, những điều mà tớ thấy mình làm được tốt, và những thứ mà tớ thấy mình cần phải điều chỉnh thêm.
Ở những chỗ hợp lý, tớ cũng sẽ đặt số liệu so sánh với năm 2020 bên cạnh để mọi người cùng nhìn nhé! Tớ có để template tớ dùng để làm những chart này cho mọi người tham khảo, nói trước để ai không muốn đọc 🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺 thì có thể lướt tới cuối bài 🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺 để lấy🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺🥺.
Tổng Quát
Tài sản – Net Worth
Trong năm 2021, Net Worth của tớ tăng hơn 80% so với 2020 (không tính khoản thừa kế).

Để có được kết quả như thế này, thì lý do gồm có:
1 – xuất phát điểm của tớ rất thấp – tớ bắt đầu gần như ở con số 0 vào cuối 2019, (vầng, 1 đứa 25, 26 tuổi đầu sống tháng nào biết tháng đó, chỉ tới lúc được khai sáng bởi Your Money – Your Life của Viki Robin và khoảng chục blogger/podcast mà tớ theo dõi.)
2 – là tớ may mắn, khi bắt đầu vào thị trường cổ phiếu cuối 2019 – đầu 2020 (1) thì đó là giai đoạn market đỏ choành choạch, thế nên tớ hên là mua được đỏ và trong suốt 2021 xanh rì, còn 2022 thì ầm, để năm sau tính đi

Có một điều tớ khá chắc, là Net Worth của tớ khó có thể tiếp tục tăng theo mức độ này trong vòng những năm tới. Vì điểm hiện tại của tớ đã quá số 0 một chút rồi, và 2022 là một năm khó đoán – có thể sẽ có khá nhiều sóng gió.
Thay đổi kha khá trong danh mục đầu tư
Trong năm 2021 thì tớ có dự kiến một khoản thừa kế kha khá từ gia đình ở Việt Nam, và vì 1 là bố mẹ tớ không có quá nhiều niềm tin vào thị trường chứng khoán, 2 là theo tớ thấy định giá (valuation) của rất nhiều công ty và quỹ trong năm 2021 hơi bị ko hợp lý (e hèm, Tesla, e hèm Apple, e hèm GME vv), nên tớ muốn đa dạng hoá khoản đầu tư của mình sang BĐS.
Kể từ năm nay (2022), tớ sẽ lại tiếp tục quay về đầu tư cho thị trường chứng khoán đều đặn (đỏ không mua xanh lấy j bán :))) đùa, đùa)
Tại sao tớ lại chưa đầu tư vào Coins?
Tớ không phủ nhận rằng các đồng tiền số (Digital Currencies), đặc biệt là Defi và thậm chí NFT có một tiềm năng rất lớn trong tương lai. Lý do duy nhất mà tớ chưa đầu tư vào mảng này, là vì thị trường còn quá chưa ổn định (not mature), khi mà kể cả những đồng danh giá nhất như Bitcoin hay Ethereum đều biến động rất nhiều. Con tym bé nhỏ của tớ, cũng như cái Risk Tolerance – ngưỡng đau mất tiền của tớ sẽ không chịu nổi.
Thu – Chi
Mọi người có thể tham khảo tớ chia các hạng mục chi tiêu như thế nào ở đây.
*Trong khoản thu, tớ không tính lãi của các khoản đầu tư nếu tớ chưa bán ra (unrealized gain/loss). Tại sao? Vì đơn giản là kể cả porfolio có thể tăng 100% trong tháng này và giảm 200% trong tháng sau đối với thị trường hiện tại, nên nếu tớ tính lãi tháng đó thì tớ cũng sẽ phải tính lỗ tháng kia. Tớ chỉ tính thu nhập đánh thuế (taxable), tiền tươi thóc thật 😚😚, nói 1 cách đơn giản.

Trong năm vừa rồi tớ chi tiêu khá nhiều – nhưng hầu như đều nằm trong dự tính, và nếu nhìn vào phân bổ ở trên thì tớ thấy hoàn toàn ok theo định hướng của tớ – chi tiêu cho những thứ thiết yếu và đầu tư cho sở thích là chính. Và con số saving rate cũng không quá quan trọng với tớ cho lắm nữa, miễn là tớ đã thiết lập được kỷ luật cho chính mình.
Có vẻ như việc ghi chép lại chi tiêu đã giúp tớ điều chỉnh suốt cả năm nay 1 cách hợp lý đấy!
Bài học rút ra
Cái Hay
- Cân bằng giữa hôm nay và ngày mai
Như đã chia sẻ ở phần sơ sơ về 2021 thì tớ hơi bị ám ảnh về việc phải làm sao tiết kiệm được càng nhiều càng tốt, thế nhưng sau 2 năm tớ nhận ra rằng đấy không phải là nguyên tắc phù hợp với tớ.
Đầu tư vào bản thân về lâu về dài sẽ đem lại nhiều giá trị hơn cho mình, đồng thời sẽ giúp tăng thu nhập trong tương lai. Nói thì như người già, nhưng không có gì quý hơn sức khoẻ (cả về thể chất lẫn tinh thần ạ). Và miễn là mình chi tiêu một cách có trách nhiệm, thì đừng so sánh với người khác hay dằn vặt bản thân (ok ok tôi ước là tôi nghĩ được như này mọi lúc đó 😅).
Lấy ví dụ là là năm nay tớ chi hơn năm ngoái tới >30%, nhưng tỉ lệ tiết kiệm (saving rate) lại nhảy từ 48% lên 53%. Thế nên:
Spend merciless on what aligns with your value, but won’t waste a single penny to impress others
Tức – Đừng ki bo với bản thân, ki bo với việc phải chứng tỏ bản thân ý!
Trang :))
2. Emergency Fund – Emergency Fund và Bảo Hiểm Y Tế
Mọi người nếu để ý có thể thấy phần tớ chỉ ra trong cái biểu đồ Net Worth khi tớ phải dùng hết số tiền dự phòng cá nhân của mình vì 1 lần nằm viện “hụt” (hê hê).
Nếu ai chưa biết Emergency Fund là gì thì khẩn cấp đọc bài này để hiểu tại sao nhé 😉
3. Tìm hiểu thị trường và mặc cả
Bình thường tớ là người rất ngại mặc cả, thế nên từ bé tới giờ đi chợ toàn bị mẹ mắng hehee. Năm ngoái tớ có 2 cái mặc cả tớ thấy rất hợp lý.
1 – là mặc cả (nói lịch sự là negotiate) khi tớ được lên chức (lên chức phải đi liền với tăng lương nhé nhé!!) – vì tớ đã tìm hiểu thị trường và biết rằng mình nên nằm trong thang lương nào, nên khi nhận được offer (tăng 7%) tớ đã không ngại ngùng :”> lên tiếng rằng tớ nghĩ tớ có giá trị hơn, và mặc cả ngược lại với sếp để được counter-offer mức tớ mong muốn (15%). 😎
2 – là mặc cả (như chợ búa :))) khi tớ chuyển nhà. Nắm lấy cơ hội thiên thời địa lợi nhân hoà, tớ đã mặc cả được với chủ nhà để giảm tiền hàng tháng, cùng với phí của agent môi giới. Tính ra cũng lãi được 1 tháng tiền nhà ý chứ.
Tớ thấy tự hào lắm lắm! Vì là lần đầu tiên dám nói ra để giành quyền lợi cho bản thân mình. Đương nhiên, muốn thương thảo tốt thì phải tìm hiểu nhiều thông tin thị trường, để còn lý sự lại. So do your research, kids!
Đó là những cái tớ thấy tớ làm tốt trong năm rồi, nhưng cũng có nhiều bài học khiến mình thấy bản thân còn non và xanh, và còn nhiều thứ mình cần học trên chặng đường này lắm…..
Cái Dở
- Bỏ quá nhiều trứng cùng 1 giỏ
Cái dở nhất năm nay là tớ coi Employer Stock Grant – khoản shares bên công ty tớ cấp cho nhân viên là một khoản tiền cho không, và không đặt nó vào cân nhắc đầu tư của mình. Vì tớ từng nghĩ là ơ thì không phải bỏ tiền ra mua nên kiểu gì cũng lãi mà.

SAI SAI SAI hoàn toàn!! Trong cái Compensation Package (hay gọi là chế độ, lương thưởng) thì khoản này cũng bị đánh thuế – tức là nếu không cẩn thận, tớ hoàn toàn có thể mất tiền chứ đùa. Ái chà hơi rắc rối nhỉ, thôi để tớ viết qua bài sau….
Cái lỗi này không chỉ làm cho tớ nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn ko chuẩn, mà còn làm cho tớ đặt quá nhiều trứng trong cùng 1 giỏ – tức là bị overexposed đối với chỉ 1 công ty (individual stock), trong khi đã làm việc tắt đầu tối mặt cho nó. Thế nên, khi share công tớ xuống hố (giảm 38% trong năm 2021 và đang giảm tiếp trong tuần tớ ngồi gõ bài này 🙂🙂🙂🙂), cả portfolio của tớ bị kéo xuống theo.
Hạng Mục | Annual Return |
Employer Stock thông qua chương trình RSU* | 5.28% & đang xuống thê thảm 🤦♀️ |
Robo Advisor | +10.68% |
Bất Động Sản (cũng nói cho sang mồm thôi nhưng là 1 mảnh đất xa tít mù tắp) | +11.76% |
DIY (nói cho sang mồm thôi chứ hiện tại tớ chỉ có VOO) | +16.58% |
Tổng cả thảy thảy | +12.41% |
2. Không chủ động cân bằng lại Portfolio
Đây cũng là một bài học rất liên quan tới #1.
Như đã nói, là tớ không phải Day Trader, và không có cảm tình lắm với Day Trader (xin lỗi các bạn nhưng tớ được cái thẳng :”>). Thế nhưng mà đầu tư dài hạn không có nghĩa là Portfolio đầu năm thế nào thì cuối năm để đấy. Vì trong quá trình lên xuống của market, và đặc biệt nếu có yếu tố RSUs (chương trình cho stocks của công ty bạn), thì có thể một hạng mục trong portfolio của bạn sẽ chiếm quá nhiều % trong portfolio đấy, làm mất cân bằng và có thể khiến độ rủi ro tăng lên cao vì quá phụ thuộc vào 1-2 hạng mục/stickers. Nhẽ ra kể cả với những người đầu tư dài hạn thì 1 năm nên đánh giá lại Portfolio 1 vài lần để chủ động cân bằng.
Và tớ nhận ra điều đó hơi muộn, thế nên đã bỏ lỡ khá nhiều gain từ MGNI (stock công ty tớ), và bị mắc kẹt lúc MGNI xuống dốc không phanh, tới tận cuối năm ngoái thì tớ mới dám bán để đa dạng hoá sang chỗ khác.

Tớ chỉ ra những sai lầm này, chỉ để mọi người có thể để ý thôi, chứ tớ thì cũng ko thấy xót lắm :))), vì mục tiêu của tớ là để dài hạn, và tớ tin rằng với 1 Portfolio cân bằng, thì trong dài hạn sẽ vẫn phát triển tốt.
Okie, bài hôm nay quá dài rồi. Tớ đăng đã rồi mai có gì sửa sau.
À quên 🤭🤭, trước khi đi thì tớ gửi mọi người Template tớ tạo để mọi người có thể tham khảo khi quản lý chi tiêu & net worth.
SỔ TAY TÀI CHÍNH CÁ NHÂN – TEMPLATE
Vào đây t.ly/sWw0 để tham khảo nhé. Nếu các bạn thích thì vô tư copy về sử dụng thoải mái. Nếu bạn thấy Template có ích thì chia sẻ cho bạn bè và tag @blogcuatrang trên IG vào nữa nhe.
Chúc các bạn vui!!
Cảm ơn bài blog cực kì chi tiết của Trang, mình cảm thấy được mở mang rất nhiều. Trang ơi không biết cậu có học hoặc đọc về kiến thức tài chính cá nhân nói chung và kiến thức tài chính nói riêng ở nguồn nào không? Mình rất mong được cậu chia sẻ phần này.
hi – cảm ơn vì đã ủng hộ blog tớ.
Nguồn kiến thức tài chính của tớ chủ yếu từ Podcast và nhiều blog tớ hay theo dõi
Podcast về tài chính cá nhân thì cậu thử: How to Money
Còn blog thì tớ hay đọc của https://www.firepathlion.com/ nhưng mà bác này hay nói về ở Sing nên có thể sẽ ko liên quan lắm
Sách thì tớ thấy cuốn Your money Your life là 1 intro rất tốt
Còn về tài chính nói chung thì tớ ngày xưa học kinh tế nên có kiến thức cơ bản, sau đó thì nghe tin tức và đọc thêm thường xuyên thôi. 😀
Tham khảo list podcast tớ hay nghe xem có j hữu ích ko nhé: https://quynhtrangphan.com/2018/06/19/podcast-ma-to-dang-nghe/