Tớ đã nhận được offer của Google như thế nào?

Categories Làm người lớn :/, Làm ở Singapore

A hèm – xin chào mọi người, お久しぶり!Lâu rồi không gặp :3

Như tiêu đề mang tính câu view thì tớ vừa mới nhận offer vào làm cho Google văn phòng ở Singapore!

Chia sẻ một chút kinh nghiệm về quá trình quyết định nhảy việc, phỏng vấn và thương lượng offer của tớ để ai cần thì có thể tham khảo nhé.

Đúng việc đúng thời điểm

Đối với một đứa làm trong ngành Ad-tech như tớ, thì Google là một trong những cái tên mà tớ rất muốn có trong CV của mình. Ngay sau khi tốt nghiệp thạc sĩ và năm đầu tiên đi làm (tầm 2018), tớ đã nộp đơn tự ứng tuyển vào Google chắc phải cả chục lần, nhưng chưa lần nào được qua vòng gửi xe để được phỏng vấn cả hic hic.

Ấy thế mà lần này, cái cơ duyên của tớ lại rất là vòng vo nhé.

Cuối năm 2020, đùng một phát, tớ được bạn recruiter từ Google gọi phỏng vấn cho một vị trí ở thị trường Việt Nam. Lúc đó cũng thầm nghĩ, chà Google chủ động gọi mình cơ đấy, hừm!! 😎😎 Thế nhưng thói đời nó lại trớ trêu, lúc đó tớ đang rất rất hạnh phúc ở công việc cũ của mình, với 1 team bé bé, được tự chủ làm cái mình thích, và đồng nghiệp thì đều tốt bụng dễ tính, vả lại, vị trí mà Google đang tuyển lại không phải là mảng tớ quá thích. Tớ nhẹ nhàng từ chối để chờ cơ hội khác.

Theo tình thì tình chạy mà trốn tình thì tình theo, có lẽ là thế :)))

Đúng nửa năm sau – tức là tháng 6 năm 2021, tớ lại nhận được một tin nhắn từ recruiter khác của Google. Và lần này thì tớ nhận lời . Nếu bạn nào có theo dõi Podcast của tớ, thì ở một tập ở cuối năm ngoái, tớ có chia sẻ rằng môi trường công việc của tớ có thay đổi khá lớn sau khi công ty tớ mua một vài công ty và team khác. Tớ tự nhủ lần này có khi trời định chăng? Và đúng là vào thời điểm thiên thời, địa lợi, nhân hoà, tớ đã nhận được offer vào tháng 3 năm 2022 cho vị trí Partner Manager, team Online Partnership của Google ạ.

Viết mở lời dài dòng thế, chỉ để nói rằng tìm công việc như ý cũng phải có khá nhiều may rủi hay ngoại cảnh tác động nữa. Nếu có thể, khi có cơ hội mới mở ra thì cứ thử tìm hiểu xem sao, đừng để khi mình cực kỳ chán ghét hoàn cảnh hiện tại rồi mới cuống cuồng đi tìm cơ hội khác. Và hơn nữa là:

The best time to look for another job is when you already have one

Dịch nôm na: Thời điểm tốt nhất để tìm việc mới là lúc mình đang có một công việc ổn định

12 vòng phỏng vấn và vài ba lần bị từ chối

Tớ mất gần 1 năm để chốt được offer!

Lý do mà quá trình phỏng vấn của tớ dài hơi như thế, nói thẳng ra, là vì tớ bị từ chối 3 lần ở 3 vị trí khác nhau trước khi được nhận vào vị trí nọ 💁💁

Đầu tiên trước khi đi vào sâu thì tớ cũng nói trước Google, Amazon hay j đó thì cũng chỉ là một vài công ty thôi và được nhận vào làm trong những chỗ gọi là Big Tech không nên là mục đích cuối cùng của bất cứ ai, kể cả với tớ. Tuy nhiên, tớ phải thừa nhận rằng có một phần nhỏ trong mình cảm giác rằng đấy là một trong những mốc tớ cần có trong sự nghiệp để chứng tỏ với bản thân mình không phải là dạng kém cỏi. Có thể đối với bạn, mốc đó có thể là bắt đầu lên vị trí quản lý, mentor, thành lập công ty riêng hoặc đủ tiền để nghỉ hưu sớm :)). Thế nên, khi bị từ chối hết lần này tới lần khác, đôi khi tớ cũng cảm thấy mình không đủ giỏi, không đủ kinh nghiệm, không biết có thể đi đến đâu… (Một vài lúc thôi, còn lại vẫn bò ra để mà làm việc và training như bình thường. )

Tớ biết, suy nghĩ như thế là không lành mạnh một chút nào, bởi ai đã có kinh nghiệm đi làm việc và phỏng vấn rồi thì có thể hiểu là nhiều khi may hơn khôn. Những lúc xuống tâm trạng như thế, thay vì ủ ê buồn rầu thì tớ rò soát xem những gì tớ có thể chủ động được và cải thiện trong lần tiếp theo hay không, còn những gì thuộc ngoài tầm kiểm soát (ví dụ như có ứng cử viên khác mạnh hơn, hay là có ứng cử viên nội bộ chen ngang etc etc) thì để số phận định đoạt rồi.

Và hơn nữa, tự nhắc bản thân rằng kỹ năng phỏng vấn không đồn nghĩa với khả năng làm việc. Mình cũng ra gì lắm mà, chỉ là chưa tìm thấy vị trí và sếp phù hợp thôi. Vả lại, tự thủ d*m tinh thần là, tỉ lệ 1 offer trên 5 roles, tức là conversion 20% cũng ok phết rồi đấy chứ.

Believe In Yourself GIF - Yougotthis Believeinyourself Pigtails - Discover  & Share GIFs

Nhìn vào mặt tích cực, thì tất cả những người đã từng phỏng vấn tớ đều đánh giá tớ khá tốt và muốn tớ thử sức ở vị trí khác. Kiểu: Em rất tốt, nhưng anh hơi tiếc =))

Nếu cho tớ quay trở lại để đi qua 12 vòng phỏng vấn đó, chắc tớ sẽ chọn về nhà chăn gà mất :)). Nhưng nói đi thì cũng nói lại, chính những vòng phỏng vấn đó làm tớ suy nghĩ về con đường sự nghiệp sắp tới của mình nhiều hơn, và cũng giúp tớ học cách chấp nhận thất bại một cách nhẹ nhàng, tin tưởng bản thân, và tập trung vào mục đích lớn của mình.

Thôi, kể lể về tớ nhiều quá rồi, tớ sẽ tóm gọn về quá trình tuyển dụng của Google, một số tips tớ học được sau 12 vòng phỏng vấn này nhé. À quên mất, vì tớ làm bên phần business của Google (Sales/Partnership), tức nghiêng về kĩ năng mềm hơn là kĩ năng cứng, nên có thể kinh nghiệm của tớ sẽ không áp dụng được cho tất cả các vị trí đâu.

Quá trình tuyển dụng của Google

Quá trình tuyển dụng của Google, hừm nói thế nào nhỉ, khá là phức tạp và có nhiều bước, khá là phổ biến với các công ty công nghệ lớn. Lý do là vì giới công nghệ thay đổi rất chóng mặt, thế nên các ứng cử viên lý tưởng là những người tư duy tốt và có thể tiếp thu các xu hướng mới nhanh. Nói 1 cách khách quan thì tớ không quá thích quy trình tuyển dụng này cho lắm, nhưng it’s a game and we have to play by their rule :)))

I, Vòng Gửi Xe

Mỗi vị trí Google tuyển sẽ có khá nhiều ứng cử viên. Theo thống kê thì hàng năm Google nhận 3 triệu đơn ứng tuyển từ khắp 5 châu 4 bể, với tỉ lệ đỗ là 0.2%. Nhìn con số này, hừm, có vẻ hơi nản. Nhưng đừng chùn chân nhe, phần lớn các đơn ứng tuyển này sẽ bị loại bởi bots (hệ thống đọc loại tự động trong quy trình tuyển dụng của nhiều công ty). Thực tâm mà nghĩ, tớ thấy vòng gửi xe có thể là vòng khó nhất trong quy trình này. (The irony!!)

Tuy nhiên, có nhiều tips để tăng cơ hội CV của bạn đến với Recruiter dễ dàng hơn là cứ đâm đầu nộp đơn trực tiếp đó.

Cụ thể, ở những công ty công nghệ thường có 3-4 cách nhận hồ sơ

1. Internal Referral (Giới thiệu nội bộ)

Theo một thống kê ở thị trường việc làm của Mĩ, thì những người được giới thiệu nội bộ có khả năng được nhận vào làm cao hơn tới 40% so với những ứng cử viên rải đơn trực tiếp.

Tất cả các công ty lớn (công nghệ hoặc không), đều có chương trình Giới thiệu nội bộ – Internal Referral Program. Trong đó, nhân viện giới thiệu ứng cử viên mới có thể được nhận thưởng tới 1 tháng lương của người ứng tuyển!! 😋

Thế nên, nếu bạn quen biết một nhân viên hiện tại của Google – ví dụ như đồng nghiệp cũ, khách hàng etc, hay bất cứ công ty nào bạn đang nhăm nhe, thì cứ mạnh dạn nhắn tin nhờ vả nhé. Nếu bạn network với đúng người, tìm hiểu kĩ về vị trí muốn ứng tuyển và có thái độ tốt, thì cơ hội không nhỏ là bạn sẽ có được chân trong giới thiệu cho đấy.

Nhớ nhé, networking là một kĩ năng rất cần có không chỉ trong công việc, mà còn trong tìm kiếm công việc 😉

Networking GIFs | Tenor

2. Kết thân với Recruiters

Một trong những tips để nắm lấy lợi thế khi ứng tuyển, là làm việc với Recruiter ở trong ngành. Hầu như các ông lớn công nghệ đều sử dung cả 2 nguồn lực tuyển dụng, gồm có recruiter nhà trồng được (hay là in-house recruiters), hay recruiter ở một bên thứ 3.

Recruiter làm việc theo nguyên tắc: một người nhận offer, hai người vui. Kết thân với recruiter có nghĩa là bạn có thêm 1 cánh tay đắc lực, vì các bạn ý đã quá quen với quy trình tuyển dụng, và thường sẽ có thông tin về lương thưởng, cũng như những vị trí “bí mật”, tức là chưa mở cho tất cả các ứng cử viên 😉

3. Xây dựng thương hiệu cá nhân

Đối với những vị trí non-tech như tớ, thì xây dựng thương hiệu cá nhân – Personal Brand là rất quan trọng. Khi có một thương hiệu mạnh và gắn liền bản thân với một “chuyên ngành – niche” nhất định, bạn có thể dễ dàng đổi vai trong cuộc chơi, thành người được “săn đầu” (headhunt) rồi.

Đây cũng là cách mà tớ tạo ấn tượng với recruiter và có cơ hội phỏng vấn với Google.

Cứ chủ động chăm chút LinkedIn và lăn xả trong công việc để tìm được tiếng nói riêng cho mình, bạn sẽ bất ngờ với những cơ hội đến với mình đấy.

II) Các vòng phỏng vấn

Sau khi vượt qua vòng gửi xe, thì bạn sẽ làm việc với 1 recruiter nội bộ – người sẽ giúp bạn từ sắp xếp phỏng vấn tới tận chốt offer và onboard nhé.

Dành cho các vị trí non-tech thì quy trình tớ thấy thường có:

1, Screening với recruiter (tầm khoảng 30 phút): Ở đây Recruiter sẽ trao đổi về vị trí mà họ đang muốn tuyển, tìm hiểu sơ về background của bạn và khả năng tư duy (General Cognitive Ability – GCA). Đây cũng là cơ hội để bạn có thể hỏi thêm câu hỏi về team, quy trình phỏng vấn, cũng như là những nguồn tham khảo mà bạn có thể tiếp cận. Ở Google có hẳn 1 team “gia sư” cho các ứng cử viên phỏng vấn, tớ chưa thử nhưng có thể giúp bạn nào không quen với GCA.

*Tips: ở những vòng này, tuyệt đối không nên đề cập tới mức lương mong muốn của bạn dù Recruiter có giục đi chăng nữa nhé. Lý do là ở Google thì package của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều với kết quả các vòng phỏng vấn, thế nên nếu được hỏi thì cứ lờ đi, hoặc hỏi ngược lại recruiter là bạn ý có biết lương range như thế nào không.

Và nên nhớ, Recruiter có chung mục đích với bạn, thế nên hãy cố gắng lịch sự và đối xử tốt với người ta nhe!

2, Các vòng phỏng vấn trong loop (mỗi vòng tầm 45 phút) Thường là cùng với sếp trực tiếp của bạn để đánh giá khả năng tư duy, chuyên môn, khả năng lãnh đạo và Googliness (đến giờ tớ cũng vẫn không hiểu Googliness nghĩa là gì 💁)

Có rất nhiều kênh chuyên hướng dẫn cách tập duyệt cho mấy bộ câu hỏi này, tớ không viết thêm nhưng mọi người có thể tham khảo:

Quan trọng nhất trong các vòng là phải thoải mái và là chính mình :>, mọi việc còn lại để hội đồng tuyển dụng với Recruiter của bạn lo đi.

III) Thương thảo, thương thảo, thương thảo

Sau khi nhận được offer thì ván cờ trở ngược, bạn mới là người nắm quyền quyết định trong tay. Dù cho cái con self-doubt trong bản thân bạn có kêu gào là: ôi tao vào được công ty abc xyz này là dream job rồi nên kể cả lương thấp hơn cũng không sao đâu i hihi.

Nhắc lại theo lời tớ: IT DOESN’T STOP HERE! và vào công ty lớn có nghĩa là họ có nhiều tiền để chi =)), và cũng là những chỗ trả lương cạnh tranh nhất thị trường. Thế nên phải thương thảo nhé.

Bật mí là tớ đã negotiate được hơn 20% từ cái offer đầu tiên đó.

Định viết tiếp nhưng hơi dài rồi, tớ sẽ viết bài sau về thương thảo ở trong các công ty công nghệ như thế nào nhé.

Good luck!

5 4 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments