Liar’s Poker và một chút giới thiệu về nhà văn tớ thích nhất

Categories Review này nọ

Nếu trong đời có một ước muốn nhỏ nhoi thì mình muốn được trở thành chú Michael Lewis. Nô nô nô không phải là trở thành một người đàn ông da trắng U70 (xin lỗi chú 😂), mà là trở thành một trong những người viết non-fiction thành công nhất thế giới.

Nếu bạn nào đam mê tài chính, hoặc là mê chú Brad Pitt, chắc mọi người đã nghe tới một trong những tựa phim như Money Ball hay the Big Shot – cả 2 đều là thành phẩm từ 2 cuốn sách chú Lewis viết. Ngoài ra, chú còn có thêm cả 1 kênh podcast mà mình cực kỳ thích, tên là: Against the Rules.

Lý do mà trong tất cả những tác giả Non-fiction mình đọc mình thích chú Lewis nhất, chắc là vì nói đến Michael Lewis, ai cũng sẽ nghĩ tới những bài phân tích rất hay, và đi đầu thời đại về những hiện tượng làm rúng động cả thế giới, như là bong bóng bất động sản năm và suy thoái Tài Chính năm 2007-2008 trong the Big Short, hay là hệ thống tư tưởng mới trong một những ngành khó thay đổi như chuyển nhượng nhân tài trong bộ môn bóng chày (được mệnh danh là trò tiêu khiển quốc dân của nước Mĩ) trong Money Ball. Chú ấy đã xác lập được một thương hiệu gắn liều với tên tuổi của mình cho một lĩnh vực nhất định.

Watch The Big Short | Full movie | Disney+
nhân tiện giới thiệu film cho ai chưa coi

Nhưng cái mà mình thích hơn, đó là sách của chú cực kỳ cuốn và có cá tính! Là một đứa học Kinh tế nhưng rất ngán đọc Tài Chính, mình từ chối đọc những thứ quá khô khan và hiển nhiên. Cái thành công nhất của Michael Lewis, có lẽ là cách chú đã thổi hồn cho những vấn đề tưởng như khô khan như thuật toán, hoặc sự kiện mà ai cũng nghe đến mòn tai như suy thoái tài chính trở thành những chủ đề thú vị. Là sách Fiction hay Non-Fiction thì theo mình, cái cốt chuyện vẫn cực kỳ quan trọng. Chả thế mà sách của chú không hề kén người đọc, từ các nhà Kinh Tế, Chính Trị cho tới lũ thường dân hay ngồi lê đôi mách như mình.

Và cái cuối cùng mà mình mê, đó là cái sự hơi ngông ngông của chú. Kể cả những người đã đọc sách của chú chưa chắc đã biết, rằng Michael Lewis xuất thân là một nhân viên của Salomon Brothers, một trong những Investment Bank lớn nhất trên thế giới trong những năm 1980s và 1990s. Năm 27 tuổi, tấm cheque thưởng cuối năm của chú đã có giá trị tầm nửa triệu đô tiền bây giờ. Và mặc dù có một mức lương cao cùng với sự nghiệp khá vững vàng, chú chọn từ bỏ để đi viết lách, tớ sẽ dịch Epilogue của cuốn Liar’s Poker để mọi người có thể thấy tại nó lại đáng thích đến thế.

Iconic Moments From Lewis' Liar's Poker

“Phần Kết:

Tôi rời khỏi Salomon Brothers vào đầu năm 1988, không phải vì những lý do mà mọi người thường nghĩ. Tôi không nghĩ công ty đó sắp đi vào lịch sử (Salomon Brothers bắt đầu suy thoái những năm 1990s khi vướng vào scandal gian lận và bị mua lại năm 1997). Tôi không nghĩ phố Wall đã hết thời. Tôi còn chẳng bị ảnh hưởng bởi những sự thất vọng về xuống dốc của công ty và thị trường (nói chung đến một điểm nào đó, tất cả những thứ đó trở thành điều bình thường và không ảnh hưởng tới tôi). Mặc dù có rất nhiều lý do có thể giải thích về việc nhảy việc, khi tôi bỏ Salomon Brothers, tôi nghĩ, lý do tôi bỏ vì tôi không cần thiết phải ở lại làm việc cho phố Wall nữa.

Tôi rất thân thiết với bố tôi từ nhỏ. Ông ấy lớn lên trong một thế hệ mà mọi người có một số niềm tin chung. Một trong số đó là niềm tin rằng, số tiền mà chúng ta nhận được khi làm việc sẽ phản ánh giá trị mà chúng ta đem lại cho xã hội. Mỗi tối, tôi lại ngồi lọt thỏm vào cái ghế cạnh chỗ ông ngồi, trong lúc 2 cha con vẫn còn mồ hôi nhễ nhại từ một trận bóng chày trước sân, ông giải thích cho tôi đủ thứ trên đời, còn tôi ngồi đớp từng chữ một. Rằng những người có tiền là những người mang lại nhiều giá trị cho xã hội, ví dụ như Horatio Alger (một nhà văn chuyên viết về những số phận vượt khó nhờ nỗ lực và cống hiến). Thế nên, khi ông biết việc tôi nhận được 225 nghìn đô ở tuổi 27 chỉ sau 2 năm làm việc, ông gần như mất niềm tin vào những gì về tiền bạc mà ông từng tôn sùng. Bố tôi chỉ mới gần đây thôi mới hết bàng hoàng về việc này.

Tôi thì chưa. Nếu bạn như tôi, đã từng ở vị trí chứng kiến tất cả những gì điên rồ nhất của cái trò tiền bạc này, và lại được hưởng số tiền khủng khiếp mặc dù chẳng làm ra gì cho xã hội (tôi biết rằng mình không xứng đáng dù có cố thuyết phục bản thân cỡ gì) …”

Michael Lewis (Author of The Big Short)
Chú Michael Lewis: hồi trẻ cũng đẹp zai phết

Nhìn lại cả 3 năm qua cùng với những đảo điên từ Coins, NFT và muôn vàn thể loại trading hay những công việc hay ho khác, Liar Poker thực sự đưa tớ nhiều góc nhìn đáng suy ngẫm.

Đó là một chút về Liar’s Poker cho các bạn nào hứng thú. Và dù tớ muốn điều ước được như Michael Lewis thành hiện thực thật đó, nhưng mà không có phép màu nào để trở thành nhà văn trừ việc chăm chỉ viết lách. Như chồng tớ có nói thì “You only get better if you actually do it” thế nên tự hứa với bản thân sẽ chăm chỉ đọc và viết hơn trong thời gian sắp tới.

Cheers!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments