[Tài chính cá nhân – 2022 Update]: Bước vào giai đoạn The Boring Middle

Categories Làm người lớn :/, Tiền nong

Đến hẹn lại lên, một số update sau khi chốt sổ năm 2022 của mình.

TLDR: như tiêu đề bài viết này: The Boring Middle, nếu bạn nào muốn đọc những thông tin hấp dẫn mới lạ thì bài viết chưa hẳn đã dành cho bạn. Trong năm 2022, mình không thay đổi quá nhiều về nguyên tắc đầu tư, và giữ đúng những quy tắc mình đặt ra:

Bác Warren Buffet có nói câu này, dịch ra có nghĩa là: Thị trường chứng khoán được thiết kế để cho những người kiên nhẫn. Kiên nhẫn ở đây có nhiều nghĩa, mình thì hiểu là: là long-term invest vào những index/stock mà mình cho là có giá trị, hoặc kiên nhẫn không nề hà chu kỳ lên xuống của thị trường mà vẫn đầu tư.
  1. Làm gì thì làm, vẫn phải sống dưới mức thu nhập của mình (Live below your means). Năm nay tớ chuyển việc nên có một khoản tăng về mặt thu nhập, ừm tầm 20%? Nhưng không có nghĩa là vì tớ được tăng lương nên sẽ vung tiền vô tội vạ đâu. Đừng để lương 10 triệu nhưng lại chi tiêu như người có 20 triệu, nhé.
    Cụ thể muốn xem tớ quản lý chi tiêu thế nào thì xem ở phần dưới hen.
  2. Không cố tìm thời điểm tốt nhất để đầu tư (aka Time the market). Đây là một thiên kiến mà khá nhiều người mắc phải, là muốn chờ tới “đáy” market để mua, mà đáy là đâu thì không ai biết, có thể market đã xuống đáy, có thể là giữa 2023, có thể cuối 2023 – thay vì để tiền nằm không và phá vỡ chu kỳ đầu tư, thì tớ vẫn đều đặn đầu tư hàng tháng (Dollar-cost average).
  3. Tự động hoá việc đầu tư: nói chung với nguyên tắc đầu tư của tớ thì việc dành càng ít thời gian cho việc đầu tư và quản lý càng tốt. Thế nên cứ tới đầu tháng là tớ lập lệnh tự động chuyển từ tài khoản lương sang 2 phần, một phần chi tiêu và một phần để đầu tư. Cứ đến ngày thì broker của tớ ting ting nhận tiền và nhắc tớ invest, nhờ thế nên loại bỏ được rất nhiều yếu tố tâm linh linh cảm – ai có thời gian đọc bài này làm ví dụ hen. Tới cuối tháng, tớ chỉ nhìn vào account đầu tư đúng 1 lần để chốt sổ thôi, dành thời gian còn lại để làm bao việc.
  4. Sử dụng tài khoản miễn thuế cá nhân (Tax benefit accounts) để đầu tư. Ở Việt Nam, khoản này gọi là đóng BHXH tự nguyện, được giảm nhưng rất ít, theo tớ đọc được thì tối đa 12tr/năm thôi. Trong khi các nước như Mĩ (401k) hoặc Singapore (SRS) có thể giảm được phần thuế cá nhân khá đáng kể, ngoài ra bạn hoàn toàn có thể dùng các quỹ tự chọn để đầu tư khoản này đó nhe.
  5. Không FOMO – xem quy tắc 3, và tư thế ngủ hằng đêm của mừn

Nào, vào bài cho những ai thích đọc kỹ hehe:

Tổng tài sản: Net Worth

Dù là một năm thị trường chứng khoán ảm đạm, thì nhờ việc đầu tư đều đặn và đa dạng hoá vào BĐS năm trước, nên 2022 tổng tàn sản của tớ vẫn tăng 31% so với năm 2021.

Có 3 mốc tớ giải thích thêm ở dưới:

  • Cuối 2021, tớ bán một số RSUs và đổ hết phần tiền trong tài khoản tiết kiệm lãi cố định (CD), cùng với một khoản góp vốn của mẹ để đầu tư vào BĐS
  • Từ đầu 2022 đến gần cuối năm thì mặc dù đầu tư rất đều đặn hàng tháng, cả gốc cả lãi của tớ ở Investment Portfolio đều ì ạch – cái này thì trong dự tính vì cả thị trường đều đi xuống.
    Cụ thể, YoY tớ bị giảm 5.9%, thực ra là không quá tệ đúng không? Dưới đây mọi người có thể thấy performance của các index lớn để lấy làm mốc tham khảo:

Hỏi: Vậy có nghĩa là tớ đang outperform thị trường đúng không? 🤪

Đáp: Cũng có thể là 1 cách hiểu, một cách hiểu khác là portfolio của tớ đa dạng và an toàn hơn, vì thế khi thị trường giảm nó sẽ giảm ít hơn, nhưng khi thị trường tăng thì tớ cũng sẽ không thể tăng được nhiều như thị trường.

Có thể đối với nhiều người thì đây là một phong cách quá conservative, còn với tớ, tớ tạm hài lòng

  • Mốc thứ 3 là RSU release. Đối với các bạn làm ở trong ngành Tech, hoặc những công ty có chia cổ phần cho nhân viên, thì RSU – restricted stock units là một trong những đãi ngộ mà bạn nhận được. Thường khi ký hợp đồng thì mình sẽ được ho một số lượng giới hạn RSU này, tuy nhiên, phải tới một thời điểm nhất định thì stocks mới thực sự về tay mình (thường chia ra trong vòng 4 năm). Có bạn nào cũng nhận được RSU muốn mình viết thêm về chiến lược bán RSU thì để lại comment trong đây nhé.
    Ở Google có một điểm cộng là không có thời gian chờ 1 năm như các công ty khác (1 year clift) và sau 6 tháng thì mình đã nhận được khoản RSU đầu tiên, vì thế các bạn thấy ở phần thêm vào này. Kế hoạch của mình là khi mở trading window thì mình sẽ bán và tái đầu tư lại luôn :3

Thu – Chi

Nguyên tắc của tớ về việc quản lý chi tiêu, là tiêu vào những cái gì quan trọng với bản thân mình, chứ không phải cho ai xem cả – tham khảo lại bài viết về quản lý chi tiêu của tớ ở đây nhé.

Để minh chứng cho việc theo dõi chi tiêu khai sáng cho tớ như thế nào, thì các bạn có thể thấy những mục lớn nhất của tớ gồm có:

  • Thiết yếu: gồm có nhà cửa, ăn uống, vật dụng trong nhà: 22%. Tuy nhiên vì vợ chồng tớ ở xa nhau, khoản du lịch đi lại tớ cũng tính vào việc thiết yếu, vậy là 33% tiền tớ dành vào những thứ tớ cực kỳ quan trọng
  • Linh hoạt: những thứ tớ muốn, có cũng được, không có thì cắt giảm. Tầm 13%.
  • Phát triển bản thân: 2% – ái chà năm vừa rồi tớ đầu tư cho bản thân hơi ít, năm sau sẽ tiêu thêm vào khoản này
  • Và cuối cùng, phần còn lại Tiết kiệm: 42.4%, tổng số này tớ gần như tái đầu tư hết

Chính thói quen ghi chú hàng tháng này đã giúp tớ dù không phải lập Budget mà vẫn tiêu những cái gì đáng tiêu, và vẫn giữ được một phần tiết kiệm (Saving rate) tốt. Mỗi tháng chỉ cần 2 giờ, một năm 24 giờ, theo tớ là một khoản đầu tư đáng giá về thời gian, để hiểu thêm được phong cách chi tiêu và ưu tiên của mình.

Bài đã dài, đúc kết năm 2022 đối với mình, thì có thể nói là không có gì ngoài dự tính. Nhàm chán, có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thống mình xây dựng đang hoạt động tốt đấy chứ?

2023 có thể vẫn là một năm khó khăn, mọi người hãy cố gắng lên nhe! Còn đối với các anh em coin, NFT bros, thì chúc may mắn lần sau =)))

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

4 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
S Pham
S Pham
1 year ago

Chào Trang, mình thấy hành trình của bạn rất thú vị, mình cũng đang cố gắng tập quản lý tài chính cá nhân. Mình muốn hỏi 1 vài chi tiết mong bạn gợi ý: Bạn có tách bạch tài sản cá nhân không có góp chung vào quỹ cả gia đình? Việc góp quỹ vso ảnh hưởng gì tới mục tiêu tài chính cá nhân không? Cách tinh tài sản Net worth theo bạn có dùng cho tính FIRE không hay chỉ tính tài sản tài tạo thu nhập ( bỏ qua nhà ở, xe vật dụng, chỉ tính tiền… Read more »

S Pham
S Pham
1 year ago
Reply to  quynhtrang

Cám ơn bạn dành thời gian trả lời, chia sẻ. Blog của Trang rất xúc tích, cởi mở và chân thật hơn các Guru tài chính nhiều. Các chia sẻ của bạn làm mình thêm băn khoăn hơn, mong bạn dành thời gian gỡ rối giúp mình: Chuyện quỹ gia đình thì mình nghĩ mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, mình chỉ cân nhắc chuyện phụ nữ thường bị thiệt thòi do nghỉ thai sản và chăm con sẽ ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch tài chính của họ, người đàn ông thường nên đóng góp phần nhiều… Read more »